Phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng

Đăng lúc: 09:58:12 07/02/2024 (GMT+7)

Phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng

Bài tuyên truyền

 

Phòng chống hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng ảnh hưởng
nghiêm trọng đến sức khỏe người tiêu dùng


Vấn nạn hàng giả, hàng nhái đã trở thành một thực trạng nhức nhối, lây lan nhanh, ngày càng tinh vi, tàn phá kinh tế xã hội, phá hoại cạnh tranh công bằng và gây ảnh hưởng rất xấu đến quyền lợi của các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh chân chính. Nó cũng ảnh hưởng xấu đến đời sống xã hội, quyền lợi của nhân dân - người tiêu dùng.

Trong những năm qua, thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Ban chỉ đạo Quốc gia về chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả, các lực lượng đã triển khai đồng bộ nhiều giải pháp để ngăn chặn tình trạng hàng giả, hàng nhái trên thị trường. Tuy nhiên, tình hình sản xuất hàng giả, hàng nhái xâm phạm sở hữu trí tuệ vẫn diễn ra phổ biến, phức tạp, trở thành vấn nạn, thách thức các lực lượng thực thi, cộng đồng doanh nghiệp và người tiêu dùng. Theo đại diện của báo Công an nhân dân, lâu nay hàng giả, hàng nhái được tiêu thụ công khai nhưng việc tổ chức sản xuất thì diễn ra trong bóng tối nên những nỗ lực ngăn chặn vẫn chưa thể triệt để để loại trừ hoàn toàn. Các giải pháp, chính sách của Nhà nước vẫn chỉ mới cắt ngọn vấn nạn, chưa đủ cách thức và sức nặng răn đe để loại trừ vấn nạn từ gốc rễ. Cho đến nay vẫn chưa có bất kỳ một đánh giá nào thống kê đầy đủ về những thiệt hại do vấn nạn hàng giả, hàng nhái gây ra, nhưng chắc chắn, thiệt hại của chúng gây ra cho nền kinh tế là cực lớn.

Theo đánh giá của Văn phòng Thường trực Ban chỉ đạo 389 quốc gia, tình trạng sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh thuốc, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng... không đảm bảo chất lượng; hàng giả, hàng lậu không ghi rõ thành phần, hàm lượng, công dụng, nguồn gốc, xuất xứ trên bao bì; tình trạng quảng cáo không đúng công dụng của thực phẩm chức năng, mỹ phẩm... thời gian qua vẫn diễn biến phức tạp và thủ đoạn ngày càng tinh vi ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng, gây thiệt hại cho sản xuất, nuôi trồng dược liệu trong nước.

Nhiều đường dây sản xuất, tiêu thụ hàng giả, hàng nhái lớn thậm chí đã tồn tại, hoành hành trong một thời gian dài; Vụ tráo mác nhà sản xuất, lợi dụng thương hiệu của thương hiệu diễn ra nhiều trên các mặt hàng.

Ngày càng nhiều người tiêu dùng có tâm lý sính hàng ngoại, hàng xách tay; một số khác lại có tâm lý thích hàng rẻ, đẹp. Lợi dụng điều này, các đối tượng tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả lợi dụng thời điểm khan hiếm các loại hàng này đưa hàng giả ra bán trên thị trường.

Nhiều mặt hàng giả được sản xuất từ Trung Quốc hầu hết được tập kết từ các tỉnh phía Bắc, giáp biên giới rồi vận chuyển dần vào TP. Hồ Chí Minh tiêu thụ. Tùy từng loại hàng mà bọn chúng vận chuyển trên từng loại phương tiện cho phù hợp: đường hàng không, chuyển phát nhanh, tàu hỏa hoặc các chuyến xe tải Bắc - Nam… Trong thời gian qua là tội phạm sản xuất, buôn bán hàng giả là dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng với phương thức hoạt động hết sức tinh vi.

Về phương thức, thủ đoạn hoạt động của tội phạm buôn lậu, sản xuất, kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ là dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng: Tội phạm thường tổ chức sản xuất hàng giả ở nhiều nơi, mỗi nơi một khâu, sau đó chuyển đến nơi tập kết để lắp ráp hoàn chỉnh rồi đưa đến nơi tiêu thụ. Nên khi bị phát hiện ở một khâu, một công đoạn nào đó thì các đối tượng có thể nhanh chóng tẩu tán tang vật ở những khâu khác nhằm tiêu hủy chứng cứ.

Nhiều cá nhân và tập thể đề nghị cần sớm hoàn thiện các quy định về thực thi quyền Sở hữu Trí tuệ vì các điều quy định trong Luật phải được hướng dẫn cụ thể để các cơ quan thực thi pháp luật có thể áp dụng một cách thống nhất. Đẩy mạnh sự phối hợp chặt chẽ giữa các ngành, cơ quan có liên quan với bộ phận quản lý thị trường đồng thời tăng cường số lượng và chất lượng cán bộ đủ năng lực, trình độ cho bộ phận này cũng như tăng cường các phương tiện cần thiết cho việc giám định, kiểm tra để xử lý kịp thời, chính xác các hành vi vi phạm.

Mức độ xử phạt cũng cần được xem xét lại sao cho có đủ sức răn đe đối với các hành vi vi phạm. Cuộc đấu tranh đối với vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng là công việc không chỉ của riêng một tổ chức hay cá nhân mà phải là công việc của toàn xã hội mà trước hết là cần hoàn thiện các quy định của pháp luật, phối kết hợp chặt chẽ hơn nữa giữa các cơ quan thực thi pháp luật, nâng cao ý thức của tổ chức và cá nhân. Có làm được như vậy thì mới từng bước đẩy lùi được vấn nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đang tràn lan hiện nay.

Hiện Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo 389 quốc gia tham mưu Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị về tăng cường quản lý chất lượng, nguồn gốc dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng, dược liệu…

Trong đó, yêu cầu các lực lượng chức năng tăng cường công tác nắm tình hình, tuần tra trên các tuyến, địa bàn trọng điểm, xây dựng chuyên án triệt phá các ổ nhóm buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới các loại dược, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng… kém chất lượng, không rõ nguồn gốc xuất xứ; Lực lượng Quản lý thị trường thanh kiểm tra việc sản xuất, nhập khẩu kinh doanh các mặt hàng này, kiểm tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về kinh doanh, buôn bán các mặt hàng dược phẩm, mỹ phẩm, thực phẩm chức năng…

Những tháng cuối năm, tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh hàng hóa có diễn biến phức tạp; hàng hoá lưu thông lớn, nhu cầu mua sắm, tiêu dùng của nhân dân tăng cao. Lợi dụng điều đó, nhiều đối tượng kinh doanh không lành mạnh đã trà trộn các sản phẩm kém chất lượng, hàng giả, hàng nhái nhằm thu lợi nhuận cao.

Ban chỉ đạo 389 huyện Hoằng Hoá về tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau tết nguyên đán Giáp Thìn năm 2024, đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh, buôn bán... tất cả các mặt hàng gian lận thương mại, đăng ký kinh doanh; quy định về ghi nhãn hàng hóa; hàng hóa không có hóa đơn chứng từ, không có nguồn gốc xuất … trên địa bàn toàn huyện. Đồng thời thành lập đoàn kiểm tra liên ngành do lãnh đạo Quản lý thị trường số 3 làm trường đoàn; các thành phần liên quan tham gia cùng với đoàn kiểm tra gồm: đội quản lý thị trường số 3; phòng kinh tế - hạ tầng; phòng Tài chính- Kế hoạch; Phòng Nông nghiệp; phòng Y tế; Công an huyện; Bộ đội biên phòng và Trung tâm y tế.

Mục đích: Nhằm phòng ngừa và ngăn chặn có hiệu quả tình trạng sản xuất, buôn bán, vận chuyển, kinh doanh hàng cấm, hàng nhập lậu, hàng gỉa, hàng kém chất lượng, không đảm bảo vệ sinh ATTP; các hành vi gian lận thương mại buôn bán pháo nổ bắt giữ 100% các loại pháo; tập trung kiểm tra, kiểm soát ma túy, chất nổ, đồ chơi trẻ em kích động bạo lực, các hàng thực phẩm dịp Tết, các loại vật tư phân bón cho vụ chiêm xuân; kiểm tra các quy định về giá, chống găm hàng, đầu cơ, ép giá, sốt ảo gây rối loạn thị trường… góp phần ổn định thị trường, hàng hoá lưu thông, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho các doanh nghiệp, các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, khuyến khích phát triển sản xuất, đảm bảo cung ứng đầy đủ hàng hoá với chất lượng, giá cả hợp lý góp phần tạo điều kiện cho nhân dân đón Tết cổ truyền Giáp Thìn năm 2024, vui tươi, lành mạnh, an toàn và tiết kiệm.

Thông qua công tác kiểm tra, kiểm soát thị trường với việc tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân kinh doanh và nhân dân tham gia công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.

Nâng cao sức mạnh tổng hợp, phát huy trách nhiệm tham gia chống buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại của các cấp uỷ, chính quyền địa phương và lực lượng chức năng trong Tỉnh.

Yêu cầu: Công tác kiểm tra; kiểm soát phải đảm bảo đúng trình tự, thủ tục kiểm tra xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật; kiểm tra theo kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm…

Chú trọng kiểm tra, phát hiện hàng cấm, hàng lậu, hàng giả hàng kếm chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nhất là mặt hàng phục vụ tết, các mặt hàng thuộc danh mục bình ổn giá; kiểm tra việc chấp hành các quy định về giá nhằm kịp thời phát hiện các phương thức, thủ đoạn mới trong buôn lậu, hàng giả và gian lận thương mại; tất cả các hành vi vi phạm phải xử lý triệt để theo đúng quy định của pháp luật.

Mục đích nhằm tổ chức tuyên truyền, vận động các tổ chức, cá nhân hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh tham gia công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả. Từng bước đưa hoạt động sản xuất, kinh doanh thương mại, dịch vụ vào nề nếp, chấp hành đúng các quy định của pháp luật; đồng thời thông qua công tác tuyên truyền để các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng hiểu rõ quyền và lợi ích hợp pháp của mình được pháp luật bảo vệ, từ đó tích cực đấu tranh, tố giác các hành vi vi phạm pháp luật; mang lại hiệu quả thiết thực của công tác tuyên truyền cả chiều sâu và chiều rộng. Góp phần thực hiện đạt hiệu quả trong công tác chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả trước, trong và sau Tết Nguyên đán Giáp Thìn năm 2024. Do vậy, Ban chỉ đạo 389 yêu cầu công tác tuyên truyền phải kết hợp với công tác kiểm tra, kiểm soát, phổ biến pháp luật để các tổ chức, cá nhân kinh doanh không kinh doanh hàng hóa nhập lậu; không sản xuất, tàng trữ, buôn bán hàng cấm, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng vi phạm sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, thực hiện niêm yết giá và bán theo giá niêm yết./. 

                                                                NGUỒN TỔNG HỢP: CCVHXH 
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc