BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

Đăng lúc: 09:58:36 07/02/2024 (GMT+7)

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

BÀI TUYÊN TRUYỀN VỀ AN TOÀN GIAO THÔNG

 

Tai nạn giao thông đang là vấn đề xã hội nhức nhối mà báo, đài đang hằng ngày, hằng giờ đề cập tới. Nhà nước ta đã thành lập "Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia". Ở trên các tuyến đường thường có các khẩu hiệu "An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người, mọi nhà", "Chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông"... Có nhiều phong trào đã được phát động trên phạm vi cả nước như "Tháng an toàn giao thông", "Tuần lễ an toàn giao thông đường bộ toàn cầu"...

Mục đích của những việc làm trên là để giữ gìn sự bình yên cho mỗi người, mỗi nhà. Đây là ý nghĩa nhân văn của pháp luật. Nhưng tai nạn giao thông không những không giảm mà còn gia tăng, làm thiệt hại nặng nề về người và tài sản, tạo nên gánh nặng cho gia đình và cho xã hội. Vậy nguyên nhân từ đâu?

1- Tình hình vi phạm và tai nạn giao thông.

* Đối với xe ô tô, vi phạm chủ yếu là: điều khiển phương tiện quá tốc độ, tránh vượt không đúng quy định, sử dụng rượu bia, chất kích thích khi điều khiển phương tiện; đi không đúng phần đường, chuyển hướng, chuyển làn không đúng quy định; xe ô tô khách chở quá số người quy định, phóng nhanh vượt ẩu, tranh dàh khách, dừng, đỗ, đón, trả khách không đúng quy định; xe ô tô tải chở hàng hoá quá tải, quá khổ, đối phó với lực lượng chức năng; phương tiện không đảm bảo an toàn kỹ thuật…

* Đối với người điều khiển xe mô tô, xe máy và xe máy điện, các hành vi vi phạm như sau: Chạy quá tóc độ, tránh vượt không đúng quy định, sử dụng rượu bia, chất kích thích khi điều khiển phương tiện; đi không đúng phần đường, chuyển hướng, chuyển làn không đúng quy định; không đội mũ bảo hiểm, chở quá số người, sang đường không chú ý quan sát… đối tượng vi phạm chủ yếu là thanh, thiếu niên, học sinh phổ thông, công nhân tại các khu công nghiệp, nhà máy dọc các tuyến quốc lộ và người tham gia giao thông ở các huyện miền núi dọc tuyến Quốc lộ 45, QL47 và đường Hồ Chí Minh.

Ở các ngã tư đường phố người điều khiển xe vẫn vượt đèn đỏ tạo nên xung đột giao thông va chạm rồi gây tai nạn. Thậm chí người gây ra tai nạn không dừng lại để cứu giúp người bị nạn mà lại bỏ chạy. Khi vi phạm an toàn giao thông, được công an giao thông nhắc nhở, không những không chấp hành mà còn chống lại người thi hành công vụ.

Bên cạnh những người trực tiếp tham gia giao thông cũng phải nói đến ở nhiều nơi việc lấn chiếm hè phố, lấn chiếm hành lang giao thông để bán hàng, họp chợ khá phổ biến. Việc làm này cũng góp một phần làm mất an toàn giao thông.

Tai nạn giao thông trong những năm gần đây tuy có giảm nhưng chưa vững chắc; tính chất; mức độ thiệt hại do tai nạn giao thông gây ra có xu hướng ngày càng nghiêm trọng, gây hậu quả tiêu cực cho xã hội; trung bình mỗi năm (từ năm 2012 - 2016) trên địa bàn toàn Tỉnh xảy ra 644 vụ tai nạn và va chạm giao thông, làm chết 197 người, bị thường 519 người. Riêng số vụ tai nạn và va chạm giao thông trung bình mỗi năm trên 04 tuyến: Quốc lộ 1A; QL45, QL47, đường Hồ Chí Minh chiếm 54,9% tổng số tai nạ và va chạm giao thông xảy ra trên địa bàn toàn tỉnh. Trong đó: Quốc lộ 1A chiếm 29%; QL45chiếm 9,4%; QL47 chiếm 7,4%; đường Hồ Chí Minh chiếm 8,7%.

Nguyên nhân chủ yếu: 23,2% do người điều khiển vi phạm là đường, phần đường; 17,4% do không chú ý qua sát; 13,6% do vi phạm tốc độ; 11,7% do không giữ khoảng cách an toàn; 9,5/5 do chuyển hướng; 9,3% do quy trình thao tác xe; 5,2% do vượt xe và 10,1% là do các nguyên nhân khác.

Phương tiện chủ yếu: Mô tô, xe máy, xe đạp điện chiếm 68,1%; xe ô tô chiếm 28%; phương tiện khác chiếm 3,9%.

Thời gian xảy ra tai nạn giao thông: Theo thống kê Thời gian xảy ra tai nạn giao thông trên các tuyến quốc lộ trọng điểm thường chiếm tỷ lệ cao vào các khung giờ có mật độ phương tiện tham gia giao thông dễ bị tác động bởi các yếu tố tiêu cực là nguyên nhân trực tiếp gây tia nạn giao thông, cụ thể: Từ khung giờ 0-6h chiếm tỷ lệ 4,2%; từ 6-12h chiếm 33,6%; từ 18-24h chiếm 44,5%.

2- Hậu quả của tai nạn giao thông

Hậu quả về mặt xã hội:

Tai nạn giao thông (TNGT) là thảm họa hức nhối của toàn xã hội, tước đi sinh mạng, sức khoẻ, tước đi quyền cơ bản là quyền được sống của con người. Những cái chết đột ngột, đau đớn, không nguyên vẹn về thể xác; những bào thai không bao giờ được chào đời, nhiều đám cưới trở thành đám tang, nhiều gia đình tang chồng tang…

Hàng trăm, hàng nghìn người bị mất đi một phần cơ thể, chịu những di chứng suốt đời không thể chữa lành được, mất sức lao động, mất cơ hội học tập, mất tương lai.

Sau mỗi vụ TNGT để lại nỗi đau khắc khoải trong mỗi gia đình nạn nhân. Bố mẹ mất con, vợ mất chồng, những đứa trẻ bỗng dưng mất đi người cha mẹ, mất đi người chăm sóc và cơ hội được học hành.

TNGT không trừ bất kỳ ai, đó có thể là sỹ quan cao cấp trong lực lượng vũ trang, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, tiến sỹ, kỹ sư… làm cho xã hội bị mất đi những công dân ưu tú, lực lượng mũi nhọn trong xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội.

Hậu quả của các vụ TNGT là nỗi lo sợ, bất an của mọi người mỗi khi người thân và bản thân đi ra đường, ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân đến vai trò quản lý nhà nước của các cơ quan chức năng; ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và du lịch của địa phương.

3- Thiệt hại về kinh tế.

Mỗi vụ TNGT gây thiệt hại rất lớn về kinh tế, do: hư hỏng phương tiên, hư hỏng nhừ cửa, cầu đường, các công trình công cộng, mấy mát tài sản, chi phí cho công tác cứu hộ, céu nạn, giải quyết ù tắc giao thông, chi phí chăm sóc, hao phí thời gian lao động của người bị tai nạn và người chăm sóc, chi phí bồi thường, chi phí mai táng, chi phí phục vụ điều tra, xét xử, thi hành án các vụ TNGT đặc bịêt nghiêm trọng… Riêng 4 tuyến đường nêu trên, mỗi năm ước tình thiệt hại về TNGT khoảng hơn một trăm tỷ đồng.

Có khoảng trên 70% nạn nhân trong các vụ TNGT là người trong độ tuổi lao động, là trụ cột trong gia đình. Vì vậy, hầu hết các gia đình có người chết hoặc bị thương trong các vụ tai nạn đều suy sụp về kinh tế, nhiều gia đình đã trở thành những hộ nghèo sau khi co người thân bị tai nạn.

Những người bị chết do TNGT

Người có văn hóa ở đây là người chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông, phải tôn trọng pháp luật, phải tôn trọng con người, sẵn sàng nhường đường cho người khác, không phóng nhanh vượt ẩu, không uống rượu bia khi tham gia giao thông. Phải có trách nhiệm giúp đỡ người thi hành công vụ, sẵn sàng cưu mang, giúp đỡ người bị tai nạn.

Hiện nay chúng ta đang xây dựng gia đình văn hóa, cơ quan văn hóa, thôn văn hoá, phố văn hóa, mà nội dung cơ bản là xây dựng con người văn hóa. Con người văn hóa ở đây là con người biết tự trọng mình, biết tôn trọng người khác, tôn trọng các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước. Tôn trọng các hương ước, nội quy của làng, xã, tôn trọng luật giao thông.

Có thể nói bảo đảm an toàn giao thông là văn hóa là tinh thần trách nhiệm đối với đời sống của cộng đồng. Với tinh thần "mình vì mọi người, mọi người vì mình", vì cuộc sống bình yên của chính mình cũng như sự bình yên của người khác. Chính vì vậy hơn lúc nào hết mỗi chúng ta phải gương mẫu chấp hành nghiêm chỉnh luật giao thông để đem lại hạnh phúc cho chính mình cũng như cho cộng đồng, góp phần xây dựng cuộc sống của xã hội ngày càng văn minh hơn, tốt đẹp hơn./.

                                                                       tỔNG HỢP: cctpht

 

 

 

 

 

 

 

Để người thân và mọi người xung quanh không sản xuất, buôn bán, tàng trữ, vận chuyển và đốt các loại pháo, tham gia giao thông an toàn  cùng nhau đón Tết Giáp Thìn 2024 an toàn, vui vẻ.Với một tư duy đổi mới và một lối sống lành mạnh, có văn hóa, chấp hành nghiêm pháp luật, chúng ta đã, đang và sẽ chấm dứt những thói quen không có lợi cho cộng đồng để hướng tới một xã hội văn minh, tiến bộ, đem lại hạnh phúc cho tất cả mọi người.

TUYÊN TRUYỀN VIÊN PHÁP LUẬT

        Công chức Tư pháp – Hộ tịch

                        Lê Thị Quế 

  
0 Bình luận
Ý kiến bạn đọc